Màn hình cảm ứng POS là một thiết bị chuyên dụng, giúp người dùng thực hiện các thao tác bán hàng nhanh chóng thông qua các động tác chạm trực tiếp vào máy hình. Nâng cao trải nghiệm dịch vụ khách hàng bằng việc thao tác trực tiếp lên màn hình thay vì dùng bàn phím và chuột. Chính vì lý do này nên hầu hết các mô hình kinh doanh đồ uống, nhà hàng,.. sử dụng nó để giúp khách hàng thuận tiện hơn trong việc gọi món, đồ uống, kiểm tra đơn hàng và nắm rõ hóa đơn số.
Dạng màn hình cảm ứng POS
Màn cảm ứng có 2 loại, tích hợp All-in-One hay còn gọi là tất cả trong một (bao gồm màn hình và hệ thống máy tính) và loại thứ 2 là phải cắm trực tiếp vào hệ thống máy tính.
- Dạng tất cả trong một (All in One) là dạng mà màn hình sẽ kiêm luôn chức năng là bộ xử lý, mọi thao tác bán hàng đều được xử lý ngay trong máy tính được tích hợp bên trong màn hình. Loại màn hình này thường khá gọn gàng và hay được sử dụng trong những mô hình kinh doanh có tần suất cao như quán cafe, quán giải khát, nhà hàng,… Do là hệ thống tất cả trong một nên giá thành thường cao hơn loại không tích hợp máy tính, việc di chuyển địa điểm đặt khá dễ dàng, nâng cao hiệu suất bán hàng. Nhưng ngoài những ưu điểm được nêu ra thì hệ thống này có nhược điểm là khi bị lỗi một trong hai thiết bị màn hình hoặc máy tính thì sẽ phải tạm dừng toàn bộ hoạt động.
- Dạng màn hình cảm ứng cắm trực tiếp là dạng màn hình thường thấy ở các điểm bán lẻ, siêu thị, nhà hàng. Do là phải cắm vào máy tính để có thể hoạt động được nên có thể sẽ không gọn bằng dạng tất cả trong một (AIO), nhưng bù lại màn hình cảm ứng rời này có thể thay thế ngay lập tức với một màn hình khác nếu xảy ra lỗi, điều tương tự cũng như hệ thống máy tính rời. Cho nên thời gian sửa chữa mà không làm gián đoạn công việc sẽ được giảm đi đáng kể. Giá thành thường rẻ hơn loại tất cả trong một và mẫu mà đa dạng hơn nhiều.
Công nghệ của màn hình cảm ứng
Màn hình cảm ứng hiện nay có hai công nghệ chính đó là màn hình cảm ứng Điện trở (1 chạm) và màn hình cảm ứng Điện dung (đa điểm)
Màn hình cảm ứng điện trở là gì ?
Màn hình cảm ứng điện trở là một công nghệ được hoạt động dựa trên lực ấn của ngón tay hoặc bút cảm ứng vào một vị trí, tại một thời điểm cần thao tác. Màn hình điện trở thường rẻ hơn nhiều so với màn hình điện dung nhưng bù lại, do dùng lớp phủ điện trở nên màn hình sẽ bị giảm độ sáng đáng kể. Độ trễ cũng là một điểm trừ cho màn hình này khi mà bạn phải sử dụng lực ấn của ngón tay hoặc bút cảm ứng để kích hoạt tấm phủ điện trở. Việc cảm ứng đa điểm rất khó có thể thao tác trên màn hình cảm ứng điện trở này, do tín hiệu điện được truyền đi khi bạn dùng áp lực để tác động vào màn hình, nếu có hai điểm áp lực được tạo ra tại một thời điểm thì màn hình sẽ không thể nhận diện được đâu là thao tác đúng.
Những loại màn hình này thường rẻ hơn màn hình cảm ứng điện dung cho nên một số khách hàng vẫn chọn nó cho hoạt động kinh doanh của mình khi mà tần suất khách hàng tại một thời điểm ít, không yêu cầu xử lý nhanh.
Màn hình cảm ứng điện dung là gì ?
Sau khi công nghệ màn hình cảm ứng điện dung đa điểm ra mắt vào năm 2007, ngay lập tức màn hình cảm ứng điện trở, trở nên lỗi thời do có quá nhiều nhược điểm phải đánh đổi với giá thành thiết bị rẻ. Màn hình cảm ứng điện dung cung cấp độ sáng lớn hơn màn hình điện trở với trên 90% độ sáng được hiển thị, do đó nên màu sắc và các chi tiết sẽ đẹp và rõ ràng hơn. Màn hình cảm ứng điện dung sẽ ngừng nhận thông tin một không có điện tích nào được tiếp xúc, ở đây là bàn tay con người, do vậy nên nó sẽ hạn chế được sai sót khi dùng lực tác động với màn hình điện trở. Nếu bạn không muốn tác động trực tiếp thì bạn có thể dùng găng tay hoặc bút cảm ứng đặc biệt, giúp truyền điện tích từ người sử dụng sang để hoạt động.
Màn hình cảm ứng điện dung có có hai loại, một chạm và đa chạm, tuy nhiên hầu hết các màn hình cảm ứng điện dung đều hỗ trợ đa trạm, có thể lên tới 10 ngón tay. Vì hỗ trợ cảm ứng đa điểm cho nên màn hình cảm ứng điện dung sẽ có giá thành đắt hơn điện trở nhưng bù lại sẽ có nhiều chức năng hơn, một trong số đó là các hành động kéo, vuốt để kích hoạt tính năng được chỉ định sẵn. Ví dụ khi dùng 2 đầu ngón tay lướt xuống, thanh công cụ bên trong phần mền sẽ được kéo xuống thay vì phải dùng ngón tay kéo thanh công cụ thủ công.
Các thiết bị có thể kết nối cho màn hình cảm ứng
Mini PC Stick hay còn được gọi là Máy tính thu nhỏ. Hình dạng nhìn qua thì có vẻ giống như một chiếc USB nhưng không, đó là một chiếc máy tính mạnh mẽ nằm gọn lòng bàn tay, một khi được kết nối vào cổng HDMI của màn hình, chiếc máy tính này sẽ tỏ ra rất hữu dụng trong nhiều trường hợp.
Máy tính thu nhỏ đủ mạnh để chạy những phần mềm POS cùng với các ưu điểm như không ồn, hiệu năng tốt so với kích thước, chỉ cần cắm và chạy không cần cấu hình gì thêm.
Về nhược điểm thì chúng ta có thể thấy thị trường hiện nay có rất ít sản phẩm này nên chúng ta sẽ bị giới hạn bởi các lựa chọn và giá thành. Bị giới hạn số cổng kết nối, thường những thiết bị nhỏ gọn chỉ có 1 đến 2 cổng USB, một cổng HDMI và một cổng cấp nguồn. Một số mẫu đôi khi còn không hỗ trợ Bluetooth và Wifi.
Mini PC hay còn được gọi là Máy tính nhỏ gọn. Là một mẫu máy tính được thiết kế để tối ưu hóa về không gian làm việc nhưng vẫn giữ được các tính năng vốn có của một chiếc máy tính thông thường, hoặc hiểu đơn giản thì nó là một phiên bản máy bàn của laptop.
Mini PC thường được trang bị linh kiện của máy tính xác tay cao cấp cùng với linh kiện của máy tính để bàn tầm trung, do đó nó sẽ có đầy đù các cổng kết nối như HDMI, USB 3.0, cổng mạng LAN,… kèm với việc có thể mở rộng bộ nhớ RAM hoặc ổ cứng trong bằng những linh kiện của laptop.
Khi được so sánh với máy bàn, Mini PC không chỉ nhỏ và rẻ hơn mà nó còn tiêu thụ ít điện hơn. Ví dụ như fit-PC2, chỉ tiêu thụ 8 watts điện khi so với máy bàn tiêu thụ hơn 100 watts điện, cùng với đó là hệ thống tản nhiệt có thể siêu yên tĩnh do không cần quạt hoặc quạt chỉ chạy ở tốc độ rất nhỏ.
Mini PC cũng có thể dùng card đồ họa rời của máy tính bàn với bộ chuyển đổi riêng.
Raspberry Pi là từ để chỉ các bo mạch đơn hay còn gọi là máy tính nhúng, kích thước chỉ bằng một chiếc thẻ tín dụng. Có nhiều cái tên có thể kể đến như NVIDIA Jetson, Orange Pi, LattePanda,…
Do là bo mạch nhúng nên chúng ta có thể cài các hệ điều hành như Windows, Linux, Android, hoặc hệ điều hành tùy biến chỉ dành riêng cho hệ thống POS. Ưu điểm của bo mạch này là nhỏ gọn, siêu tiết kiệm điện, đủ các cổng kết nói cơ bản như LAN, USB và có thể tùy biến theo ý muốn. Thường những màn hình cảm ứng tất cả trong một (AIO) cũng dùng những bo mạch được tùy biến từ nhà sản xuất.
Dưới đây là hình ảnh minh họa cho hệ thống POS dùng bo mạch nhúng.